Chỉ có hơn 1.700 doanh nghiệp bất động sản thành lập mới trong 5 tháng đầu năm

Chỉ có hơn 1.700 doanh nghiệp bất động sản thành lập mới trong 5 tháng đầu năm

Trong 5 tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới chỉ có 1.744 doanh nghiệp, giảm 61,4% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, có 554 doanh nghiệp giải thể, tăng tới 30,4%. Theo báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu […]

Chỉ có hơn 1.700 doanh nghiệp bất động sản thành lập mới trong 5 tháng đầu năm, giảm 61% so với cùng kỳ

Trong 5 tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới chỉ có 1.744 doanh nghiệp, giảm 61,4% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, có 554 doanh nghiệp giải thể, tăng tới 30,4%.

Theo báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới chỉ có 1.744 doanh nghiệp, giảm 61,4% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, có 554 doanh nghiệp giải thể, tăng tới 30,4%. Mảng xây dựng có 6.745 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 5,7% và có 581 doanh nghiệp giải thể, tăng 2,8%.

Chỉ có hơn 1.700 doanh nghiệp bất động sản thành lập mới trong 5 tháng đầu năm, giảm 61% so với cùng kỳ - Ảnh 1.

Trước đó, theo thống kê từ các Sàn giao dịch BĐS là Hội viên của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong 3 tháng đầu năm tiếp tục có thêm 30%-50% sàn giao dịch phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động. Đặc biệt, có khu vực con số này lên tới 80%.

“Đây là giai đoạn thách thức đối với những đơn vị môi giới không đủ năng lực cạnh tranh để tồn tại nhưng cũng là cơ hội để các đơn vị chuyên nghiệp vượt lên và phát triển bền vững hơn”, VARS nhận định.

Theo đơn vị này, uớc lượng số môi giới đang hoạt động hiện nay chỉ còn khoảng 30% – 40% so với giai đoạn đầu năm 2022. Cá biệt, tại một số khu vực, số lượng môi giới bất động sản tiếp tục nghỉ việc lên tới 80%.

Phần lớn môi giới bất động sản nghỉ việc đều thuộc nhóm “lính mới” hoặc “tay ngang”. Điển hình là nhóm môi giới bắt sóng các đợt sốt ảo, quá “phấn khích” và duy trì song song hai trạng
thái tay ngang vừa là “nhà đầu tư” vừa “môi giới bất động sản”.

Bộ Xây dựng cũng chỉ ra rằng, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản đang gặp nhiều thách thức và phải thay đổi phương án kinh doanh. Doanh nghiệp phải tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất, tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động.

Nhiều doanh nghiệp dừng triển khai các dự án mới, dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn. Có doanh nghiệp giảm đến 50% lực lượng lao động để ứng phó với điều kiện khó khăn hiện tại.

Linh Phong

Nhịp sống thị trường

Nguồn: CAFEF

admin

Related post